DIỄN ĐÀN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Xin chào! Chào mừng bạn ghé thăm diễn đàn của chúng tôi!

Nếu đây là lần đầu bạn ghé thăm diễn đàn, hãy đăng kí thành viên để có thể post bài, trả lời bài viết, download tài liệu miễn phí và những quyền lợi khác...

Nếu bạn đã là thành viên của diễn đàn, vui lòng đăng nhập bên dưới!

Chúc bạn vui vẻ!

Ban Quản Trị
DIỄN ĐÀN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Xin chào! Chào mừng bạn ghé thăm diễn đàn của chúng tôi!

Nếu đây là lần đầu bạn ghé thăm diễn đàn, hãy đăng kí thành viên để có thể post bài, trả lời bài viết, download tài liệu miễn phí và những quyền lợi khác...

Nếu bạn đã là thành viên của diễn đàn, vui lòng đăng nhập bên dưới!

Chúc bạn vui vẻ!

Ban Quản Trị


DIỄN ĐÀN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn ghé thăm Diễn đàn Công nghệ Hóa học K35

Share|
Tiêuđề

Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
phamlehoangxuan

Thành viên
Status:
phamlehoangxuan
Gender : Nữ
Post Number : 2
Points : 67000
Bonus (+) : 0
Join Date : 15/11/2011
Age : 33
From : thanh hoa
Bài gửiTiêu đề: Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe Empty15/11/2011, 9:00 pm

Cô giáo giao cho tớ đồ án “ các phương pháp nghiên cứu thành phần hoá hoạc của hoa hoè “
Khó quá tớ làm mãi mà không xong . nhà mình có ai biết thì giúp tớ với nhé thanks cả nhà nhiều nhiều .

Cả nhà ơi , ai có tài liệu về Rutin và Flavonnoid thì cho tớ với !thanks cả nhà nhiều
Mọi người gửi tài liệu vào mail cho tớ với nhé :phamlehoangxuan@gmail.com

Về Đầu Trang Go down

Nona

Admin
Status:
Nona
Gender : Nam
Post Number : 122
Points : 915016
Bonus (+) : 202006
Join Date : 02/10/2011
Age : 33
From : Tp. HCM
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe Empty16/11/2011, 12:08 am

1.Tên khoa học:
Stypnolobium japonicum (L.) Schott = Sophora japonica L.,
Họ Đậu (Fabaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.

2.Bộ phận dùng;
Nụ hoa phơi hay sấy khô (Hoè hoa - Flos Stypnolobii japonicum = Flos Sophorae japonicae)
Quả hoè (Hoè giác - Fructus Sophorae japonicae)

3.Đặc điểm:

Cây gỗ, to, cao có thể đến 15m, than thẳng có chỏm lá tròn. Cành cong queo. Lá kép long chim lẻ, có 9-13 lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên dài 3cm rộng 1,5-3,5cm. Cụm hoa hình chùy ở đầu cành. Tràng hoa hinh bướm màu trắng nhỏ lại ở giữa các hạt.
Ở trong nước ta hòe được trồng ở một số tỉnh, nhiều nhất ở Thái Bình. Chúng ta đã xuất khẩu hòe và rutin.

4. Thành phần hóa học ;
Hoa hòe có thành phần chủ yếu là rutin.
Ngoài rutin trong hoa hòe còn có betulin là dẫn chất triterpenoid nhóm lupan, sophoradiol là dẫn chất của nhom olean.
Lá chứa 6,6 % flavonoid toàn phần trong đó có 4,7 % rutin
Vỏ quả chứa 10,5 % flavonoid toàn phần trong đó có 4,3 % rutin, sophoricosid, sophorabiosid và một số flaavonoid khác.

5. Định tính
Bột
Có nhiều hạt phấn hình cầu, đường kính 16 mm, có 3 lỗ rãnh, bề mặt có nếp nhăn dạng mắt lưới. Lông che chở đa bào gồm 2 - 4 tế bào, tế bào ở phía đầu dài và thuôn nhọn, tế bào ở chân ngắn. Mảnh biểu bì cánh hoa gồm những tế bào hình nhiều cạnh có nhiều vân nhỏ, xít nhau. Mảnh biểu bì đài hoa gồm những tế bào hình nhiều cạnh có mang lỗ khí (kiểu thập tự) và lông che chở. Mảnh mạch xoắn.

Định tính
A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol (TT). Đun sôi trong 3 phút, để nguội, lọc. Dịch lọc (dung dịch A) dùng làm các phản ứng sau và dịch chấm sắc ký lớp mỏng.
B. Lấy 2 ml dung dịch A pha loãng với 10 ml ethanol 90% (TT) rồi chia vào 3 ống nghiệm:
Ống 1: Thêm 5 giọt acid hydrocloric (TT) và ít bột magnesi (TT), dung dịch chuyển dần từ màu vàng nhạt sang màu hồng rồi tím đỏ.
Ống 2: Thêm 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 20% (TT), xuất hiện tủa vàng cam, tủa sẽ tan trong lượng dư thuốc thử.
Ống 3: Thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), dung dịch có màu xanh rêu.
C. Nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch A lên tờ giấy lọc, để khô, soi dưới đèn tử ngoại (ở bước sóng 366 nm) sẽ quan sát thấy huỳnh quang màu vàng nâu.
D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: n- butanol- acid acetic- nước (4: 1: 5).
Dung dịch thử: Dung dịch A
Dung dịch chuẩn: Hoà tan rutin trong ethanol 90% (TT) để được dung dịch có chứa 1 mg/ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng phát quang màu nâu và cùng giá trị Rf với vết rutin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Hiện màu bằng hơi amoniac đậm đặc (TT), trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu vàng có cùng giá trị Rf với vết rutin chuẩn (Rf: 0,5 - 0,54) trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Theo dược điển quy định : Độ ẩm, Tro toàn phần, Tạp chất
Độ ẩm
Không quá 12 %
Tro toàn phần
Không quá 10%
Tạp chất
Tỷ lệ hoa đã nở: Không quá 10%
Tỷ lệ hoa sẫm màu: Không quá 1%
Các bộ phận khác của cây: Không quá 2%

6. Định lượng
Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 0,2 g rutin chuẩn đã sấy khô (trong chân không) tới khối lượng không đổi, cho vào một bình định mức 100 ml. Hoà tan trong 70 ml methanol (TT) bằng cách làm ấm trên cách thuỷ. Để nguội, thêm methanol (TT) đủ 100 ml, lắc kỹ. Lấy chính xác 10 ml dung dịch này cho vào một bình định mức 100 ml khác. Thêm nước tới vạch, lắc kỹ (mỗi ml chứa 0,2 mg rutin khan).
Xây dựng đường cong chuẩn: Lấy chính xác 1,0; 2,0; 3,0; 4,0; 5,0; và 6,0 ml dung dịch chuẩn cho vào bình định mức 25 ml riêng biệt, thêm nước cho tới 6 ml ở mỗi bình rồi thêm 1 ml dung dịch natri nitrit 5% (TT), trộn kỹ. Để yên 6 phút, thêm 1 ml dung dịch nhôm nitrat 10% (TT), trộn kỹ, lại để yên 6 phút. Thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), thêm nước tới vạch, trộn kỹ và để yên trong 15 phút. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 500 nm (Phụ lục 4.1). Vẽ đường cong chuẩn, lấy độ hấp thụ là trục tung, nồng độ là trục hoành.
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu thô đã sấy khô ở 60oC trong 6 giờ cho vào bình Soxhlet. Thêm 120 ml ether (TT), chiết tới khi dịch chiết không màu. Để nguội và gạn bỏ ether. Thêm 90 ml methanol (TT) và chiết tới khi dịch chiết không còn màu. Chuyển dịch chiết vào một bình định mức 100 ml, rửa bình chiết bằng một lượng nhỏ methanol rồi cho tiếp vào bình định mức. Thêm methanol cho tới vạch và lắc kỹ. Lấy chính xác 10 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước tới vạch và trộn kỹ. Lấy chính xác 3 ml cho vào bình định mức 25 ml, thêm 3 ml nước rồi thêm 1 ml dung dịch natri nitrit 5% (TT), trộn kỹ. Để yên 6 phút, thêm 1 ml dung dịch nhôm nitrat 10% (TT), trộn kỹ, để yên 6 phút. Thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), thêm nước tới vạch, trộn kỹ và để yên trong 15 phút. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 500 nm (Phụ lục 4.1). Tính khối lượng rutin (mg) của dung dịch thử từ nồng độ đọc được trên đường cong chuẩn và tính hàm lượng phần trăm rutin trong dược liệu.
Hàm lượng rutin trong nụ hoa Hoè không ít hơn 20%.

7.Chế biến
Khi trời khô ráo (thường vào buổi sáng), ngắt các chùm hoa chưa nở, tuốt lấy nụ, loại bỏ các bộ phận khác của cây, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho đến khô.
8. Tác dụng:
Như ta đã nói ỏ trên, Rutin có hoạt tính vit. P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, rutin làm hạ thấp trương lục cơ nhẵn, chống co thắt.
Rutin có tác dụng chủ yếu phòng nững biến cố của sơ vữa động mạch, điều tri các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam,tử cung xuất huyết , phân có máu.
9. Một số công dụng của cây hoa hòe:

Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: Thuốc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can tả hỏa.
Chủ trị các chứng: tiện huyết, trĩ huyết, niệu huyết, lạc huyết, nục huyết, can nhiệt mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt.
Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Nhật hoa tử bản thảo: " trị 5 loại trĩ, tâm thống, mắt đỏ, trừ sán lãi, nhiệt trong bụng, trị phong ở da, trị phong ngoài da, trường phong tảhuyết, xích bạch lî."
Sách Bản thảo cương mục: " sao thơm nhai nhiều trị mất giọng và hầu tý ( đau họng) trị được nục huyết, thổ huyết, băng trưng lậu hạ."
Sách Cảnh nhạc toàn thư: " bì phu phong nhiệt, lương đại tràng, sát cam trùng, trị ung thư, sang độc", " âm sang thấp ngứa, trĩ lậu, trị dương mai ác sang, hạ cam phục độc."
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng tăng.
2.Tác dụng với mao mạch: giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.
3.Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch: chích tĩnh mạch chó được gây mê dịch Hoa hòe, huyết áp hạ rõ rệt. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập ếch và làm trở ngại hệ thống truyền đạo. Glucozit vỏ hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể của ếch. Hòe bì tố cótác dụng làm giãn động mạch vành.
4.Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng trị.
5.Tác dụng chống viêm: đối với viêm khớp thực nghiệm của chuột lớn và chuột nhắt, thuốc có tác dụng kháng viêm.
6.Tác dụng chống co thắt và chống lóet: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản. Tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột lớn, làm giảm bớt rõ rệt só ổ lóet của bao tử do thắt môn vị của chuột.
7.Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỷ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều chí tử.
8.Rutin có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm: đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1 và 2 cũng có tác dụng.
9.Tác dụng chống tiêu chảy: nước Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Dùng làm thuốc lương huyết chỉ huyết: Trong các chứng tiêu ra máu, trĩ ra máu, huyết lî, băng lậu, niệu huyết, dùng bài:
Hoa hòe 12g, Bách thảo sương ( nhọ nồi) 4g, tán bột mịn uống với nước sắc rễ tranh. Trị nôn ra máu.
Viên hoa hòe: Bột hoa hòe làm thành viên 0,07g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên, ngoài chỉ định các chứng có xuất huyết, sách Dược liệu còn ghi: " chữa đau mắt, đái tháo đường, phòng và chữa mao mạch dễ vỡ, huyết áp cao, xơ cứng động mạch. Có thể kết hợp uống với viên cỏ nhọ nồi, sinh tố C."
2.Trị Huyết áp cao: Hoa hòe, Hy thiêm thảo đều 20 - 40g sắc nước uống.
3.Trị băng lậu:
Hoa hòe than, Tề thái, Mã xĩ hiện đều 30g, Ô tặc cốt nung, Thuyên thảo than, Địa du than, Kế mộc (?) mỗi thứ 15g, Bồ hoàng than 10g, Sinh Cam thảo 5g. Tùy chứng gia giảm. Phan Hóa Quang đã dùng trị cho 140 ca băng lậu, ngày uống 1 thang, ra máu nhiều dùng 2 thang mỗi ngày. Kết quả: uống 1 - 3ngày hết chảy máu( 64 ca); 4 - 6 ngày hết (53 ca); không kết quả (23 ca); tỷ lệ có kết quả 83,6%, xuất huyết cơ năng thuốc có tác dụng tốt hơn là đối với băng huyết có tổn thương thực thể. (Trung y tạp chí 1982,3(6):28).
4.Trị bệnh Trĩ:
Hoa hòe tán: Hoa hòe 12g, Trắc bá than 12g, Kinh giới 8g, Chỉ xác 12g tán bột mịn uống với nước sôi nguội hoặc làm thang uống.
Hoa hòe tiêu trĩ thang: Hoa hòe, Hòe giác, Hoạt thạch đều 15g, Sinh địa, Ngân hoa, Đương qui đều 12g, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm đều 10g, Thăng ma, Sài hồ, Chỉ xác đều 6g, Cam thảo 3g, tùy chứng gia giảm ngày 1 thang. Bồ hiếu Sanh đã dùng trị 400 ca trĩ nội, kết quả: khỏi 244 ca (61%), tốt 123 ca (31%), không kết quả 33 ca (8%). Liệu trình 1 - 4 ngày (Tạp chí Trung y Tứ xuyên 1985, 3(5):49).
5.Trị vảy nến: Hoa hòe sao vàng tán bột mịn, luyện mật làm hoàn mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, dùng nước sôi để nguội uống sau bữa cơm. Kết quả đã trị 53 ca, khỏi 6 ca, tiến bộ 22 ca, có tiến bộ 19 ca, không kết quả 6 ca ( Thông tin nghiên cứu bệnh ngoài da 1972, 3:207).
6.Trị mụn nhọt mùa hè: dùng Hoa hòe khô 30 - 60g cho nước 1500ml sắc lấy nước, lấy bông thấm nước rửa tại chỗ, nước có thể hâm nóng mỗi ngày rửa 2 - 3 lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau. Thường sau 1 - 2 ngày mụn nhọt hết sưng và khỏi ( Báo cáo của Cốc Trần Thanh, Tạp chí Trung y Giang tây 1966, 9(7):40).
7.Trị chứng can nhiệt: mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt ... thuốc có tác dụng thanh can nhiệt, nấu uống như nước trà có thể phối hợp thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo.
Liều dùng và chú ý:
Uống cho vào thuốc thang: 10 - 15g, tán bột mịn uống có thể giảm liều.
Dùng ngoài lượng không hạn chế.
Trường hợp trị cao huyết áp nên dùng Hoa hòe sống. Trường hợp cầm máu nên dùng sao thành than.
Hoa hòe có tên khác: Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hòe nhị.
Thận trọng đối với bệnh nhân hư hàn và phụ nữ có thai.
8. Chiết rutin từ hoa hòe
Chiết xuất rutin bằng nước nóng rồi để lạnh là có rutin tách ra, hoặc chiết băng nước kiềm cacbonat rồi acid hóa. Tinh chế bằng cách hòa tan lại trong nước nóng hoặc vồn nóng.


=> Hoa hòe là một vị thuốc khá hữu ích . Được sử dụng rất nhiều trong phòng ngừa bệnh tim mạch và các tai biến của nó. Không những thế chúng còn được dung để chiết rutin để sản xuất ra chế phẩm rutin C. Vì vậy chúng ta cần có chiến lược bảo tồn và phát triển cây hoa hòe. Tạo nguồn dược liệu dồi dào để chiết rutin làm thuốc, cũng như làm các vị thuốc trong đông y.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Tất Lợi _Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
2.Dược điển VN III.
3. Tạp chí cây thuốc quý
4. Bách khoa toàn thư

Về Đầu Trang Go down

vtgiang

Admin
Status:
vtgiang
Gender : Nam
Post Number : 321
Points : 3009011
Bonus (+) : 612504
Join Date : 21/07/2011
Age : 39
From : ChE35
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe Empty16/11/2011, 6:27 pm

https://congnghehoahoc.forumvi.com
Đây là ít trang tài liệu về Rutin mà mình có. Gửi bạn đọc tham khảo.
Tải file đính kèm bên dưới nhé!
Attachments
rutin_sualan1_0119.pdf
You don't have permission to download attachments.
(164 Kb) Downloaded 11 times

Về Đầu Trang Go down

phamlehoangxuan

Thành viên
Status:
phamlehoangxuan
Gender : Nữ
Post Number : 2
Points : 67000
Bonus (+) : 0
Join Date : 15/11/2011
Age : 33
From : thanh hoa
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe Empty18/11/2011, 9:33 pm

cam on ban rat nhieu!!!

Về Đầu Trang Go down

Sponsored content

Status:
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe Empty

Về Đầu Trang Go down

Tiêuđề

Tìm tài liệu về Thành phần hóa học của Hoa hòe

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
.:::.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất