DIỄN ĐÀN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Xin chào! Chào mừng bạn ghé thăm diễn đàn của chúng tôi!

Nếu đây là lần đầu bạn ghé thăm diễn đàn, hãy đăng kí thành viên để có thể post bài, trả lời bài viết, download tài liệu miễn phí và những quyền lợi khác...

Nếu bạn đã là thành viên của diễn đàn, vui lòng đăng nhập bên dưới!

Chúc bạn vui vẻ!

Ban Quản Trị
DIỄN ĐÀN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Xin chào! Chào mừng bạn ghé thăm diễn đàn của chúng tôi!

Nếu đây là lần đầu bạn ghé thăm diễn đàn, hãy đăng kí thành viên để có thể post bài, trả lời bài viết, download tài liệu miễn phí và những quyền lợi khác...

Nếu bạn đã là thành viên của diễn đàn, vui lòng đăng nhập bên dưới!

Chúc bạn vui vẻ!

Ban Quản Trị


DIỄN ĐÀN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn ghé thăm Diễn đàn Công nghệ Hóa học K35

Share|
Tiêuđề

Giáo trình Kỹ Thuật Xúc Tác

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
Mr.hsmprince

VIP
Status:
Mr.hsmprince
Gender : Nam
Post Number : 115
Points : 1397200
Bonus (+) : 322001
Join Date : 13/08/2011
Age : 32
From : Hóa Dược K36
Bài gửiTiêu đề: Giáo trình Kỹ Thuật Xúc Tác Giáo trình Kỹ Thuật Xúc Tác Empty20/5/2012, 10:58 am

Từ rất lâu, ngành hóa học đã quan tâm nghiên cứu đến hiện tượng làm thay đổi vận tốc phản ứng khi có mặt một lượng rất bé của một chất nào đấy. Có lẽ hiện tượng này xuất phát từ những điều hết sức tình cờ. Vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, nhà bác học Nga M. A. Ilinski đã nghiên cứu để điều chế axit sulfurnic thơm (là sản phẩm trung gian để tổng hợp phẩm nhuộm) từ hợp chất hữu cơ antraquinon C6H4(CO)2C6H4. Theo tính toán của ông, antraquinon khi được đun nóng ở 100oC với axit sulfuric H2SO4 sẽ tạo thành axit sulfurnic có cấu tạo xác định. Ông đã tiến hành nhiều thí nghiệm nhưng vẫn không thành công. Một hôm, ông đang tiến hành thí nghiệm thì nhiệt kế bị vỡ, một giọt thủy ngân rơi vào bình cầu. Và chẳng khác gì phép lạ, trong bình cầu tạo thành chất axit sulfurnic. Điều này có nghĩa rằng giọt thủy ngân đã hướng quá trình đi theo chiều mong muốn. Thật khó nói câu chuyện này có đáng tin hay không nhưng có một điều rõ là, một lượng nhỏ tạp chất – thủy ngân – có tác động rõ rệt đến phản ứng, có nghĩa là Hg đã xúc tác cho phản ứng.
Cũng đầu thế kỷ XVIII, nhà bác học Anh Đêvi đã thực hiện một thí nghiệm làm các nhà bác học nhiều nước phải chú ý. Ông thổi hỗn hợp CH4 với không khí vào một dây Pt nung nóng, thì thấy dây Pt bị nóng đỏ lên trong hỗn hợp đó và tiếp tục nóng đỏ trong thời gian dài. Nhiều lần ông lấy sợi dây ra để nguội trong không khí rồi lại đưa vào hỗn hợp khí, sợi dây Pt lại nóng đỏ lên và phát sáng. Dây Pd cũng cho hiện tượng tương tự, còn Cu, Ag, Fe... thì không có. Thì ra Pt và Pd đã gia tốc cho phản ứng oxy hóa metan bằng oxy của không khí, có nghĩa chúng là chất xúc tác. CH4 bị đốt cháy biến thành CO2 và H2O, giải phóng một lượng nhiệt lớn làm nhiệt độ kim loại tăng lên và kim loại phát sáng.
Gần 300 năm trôi qua kể từ khi phát minh phản ứng đốt cháy CH4 trên Pt, cho đến bây giờ chất xúc tác đó vẫn chưa mất giá trị của nó. Trong chiến tranh thế giới I và II các nhà bác học Nga đã ứng dụng phản ứng này bằng cách cho đầy sợi amiăng tẩm Pt vào vỏ đạn dạng lưới và giữ vỏ đạn bên trên một bình nhỏ chứa xăng. Hơi xăng khi xâm nhập vào Pt sẽ bị oxy hóa dần dần thành khí CO2 và H2O. Quá trình hóa học này tỏa ra rất nhiều nhiệt làm cho sợi amiăng nóng lên và bức xạ nhiệt. Nhờ thiết bị như vậy đã cứu các chiến sĩ Xô viết khỏi bị rét cóng trong những ngày đông ác nghiệt của cuộc chiến tranh Vệ quốc.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Về Đầu Trang Go down

Tiêuđề

Giáo trình Kỹ Thuật Xúc Tác

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
.:::.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất